7 cách giúp bé tự tin hơn

Nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ tuổi mẫu giáo dường như là một nhiệm vụ khá khó khăn đối với tất cả các bậc cha mẹ. Trên hết, biết tự nhận thức giá trị bản thân sẽ tạo nền tảng cho tương lai của con bạn vì bé sẽ tự mình sẵn sàng trải nghiệm những điều mới mẻ. Theo nhà trị liệu gia đình tại California, Jane Nelsen, đồng tác giả của Kỉ luật tích cực, “Tự tin bắt đầu từ cảm giác là một phần của thế giới xung quanh và tin rằng mình có khả năng, và biết rằng những đóng góp của mình có giá trị và được đánh giá cao,”

Tự tin có sức mạnh vô cùng kỳ diệu, nó giúp cho trẻ vượt qua bất cứ một khó khăn nào dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu trẻ không thể tự tin thì dù cho bé có năng lực, có phương án giải quyết vấn đề nhưng cũng không dám thể hiện mình, không dám tranh luận  để chứng mình luận điểm của mình là đúng đắn. Vì vậy cha mẹ hãy nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tin và giúp con xây dựng tính tự tin nhé.

  1. Yêu không điều kiện.

Sự tự tin của một đứa trẻ phát triển nhờ sự hi sinh không tính toán, “Mẹ yêu con, cho dù con có là ai, hay con làm gì.” Con bạn sẽ cảm nhận được tình yêu nhiều nhất khi bạn chấp nhận bé, không quan tâm đến điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, và khả năng của bé. Vì thế, hãy yêu thương bé thật nhiều và đừng ngại ngần nói ra những lời yêu thương. Hãy âu yếm, hôn, và vỗ về bé thật nhiều. Và đừng quên nói rằng bạn yêu bé biết bao nhiêu. Khi bạn bắt buộc phải chỉnh sửa bé, hãy luôn nhớ rằng cách cư xử của bé chưa tốt, chứ không phải là bản thân bé. Chẳng hạn như, thay vì nói, “Con thật là hư! Tại sao con lại như vậy?”, hãy nói, “Con làm như vậy không hay đâu, nó có thể làm cho bạn buồn đó con”

 

 

  1. Dạy con về giới hạn.

Đưa ra một vài quy tắc phù hợp với con bạn. Ví dụ, Nếu bạn đã quy định với con không được mang đồ ăn lên giường thì hãy thực hiện đúng, không cả nể nếu bé vòi vĩnh mang vào phòng ngủ. Hay nếu bạn đã nói bé phải để quần áo bẩn vào thau để quần áo sắp giặt, đừng nói với bé rằng để chúng trên sàn cũng được. Khi bé biết một số quy tắc trong gia đình phải được thực hiện nghiêm túc, bé sẽ thấy an toàn và nghiêm túc thực hiện hơn. Có thể phải mất thời gian nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng bé sẽ nhanh chóng bắt đầu sống theo sự mong đợi của bạn. Bạn chỉ cần rõ ràng, chắc chắn và cho bé thấy rằng bạn tin tưởng bé sẽ làm được đúng.

  1. Ủng hộ những mạo hiểm có lợi.

Khuyến khích con khám phá những điều mới mẻ, chẳng hạn như tập sửa một vật gì đó,tìm một người bạn, hay đi xe đạp. Mặc dù luôn có khả năng thất bại, nhưng nếu không mạo hiểm sẽ ít cơ hội thành công. Vì thế hãy cho con khám phá một cách an toàn, và không nên can thiệp sâu. Ví dụ như, cố gắng không “cứu” con nếu con thấy khó chịu khi chưa tìm hiểu ra cách chơi một đồ chơi mới. Thậm chí chỉ nói xen vào một câu như “Mẹ sẽ làm cho” có thể làm tăng tính phụ thuộc và làm giảm sự tự tin của bé. Bạn sẽ xây dựng được sự tự tin cho bé bằng cách cân bằng nhu cầu bao bọc con với nhu cầu giải quyết các nhiệm vụ mới của con một cách độc lập.

4. Cho phép con mắc lỗi.

Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng có lúc bị mắc lỗi, các bé cũng không ngoại lệ. Thay vì la mắng, trách con không làm tốt, cha mẹ hãy giảng giải, chỉ cho con biết lỗi sai hoặc cùng con phân tích để tìm ra lỗi là ở đâu rồi động viên con thực hiện lại một lần nữa. Có một câu nói rất hay: “Không qan trọng bạn sai bao nhiêu lần mà quan trọng là bạn sửa lỗi sai đó như thé nào”. Đó là những bài học quý báu cho sự tự tin của con bạn, bằng cách đó sự tự tin của bé không bị giảm sút và bé sẽ hiểu ra rằng đôi khi mắc lỗi là điều có thể chấp nhận được. Khi bạn mắc lỗi, hãy thú nhận, Daniel Meier, phó giáo sư giáo dục tiểu học ở Đại học Bang San Francisco, nói. Thú nhận và sửa lỗi của mình sẽ giúp gửi một thông điệp đến con bạn – sẽ dễ dàng hơn cho bé thừa nhận những khuyết điểm của mình

 

 

  1. Trân trọng những điều tích cực.

Mọi người đều phản ứng tốt đối với sự khuyến khích, vì thế, hãy cố gắng thừa nhận  và tuyên dương những điều tốt của con bạn làm hàng ngày để bé nghe thấy. Ví dụ, hãy nói với cha bé, “Lan hôm nay đã phụ em nấu cơm đấy.” Bé sẽ rất thích thú khi nghe được lời khen của bạn và sự cổ vũ khích lệ của cha. Ngoài ra, hãy nhớ là phải cụ thể, chi tiết. Thay vì chỉ nói “Làm tốt đấy,” hãy nói, “Cảm ơn con vì đã xếp hàng chờ rất kiên nhẫn.” Điều này sẽ giúp bé nhận biết rằng mình có khả năng hoàn thành tốt công việc, mình có ích, ngoài ra, còn giúp bé biết chính xác mình đã làm tốt những việc gì.

  1. Hãy lắng nghe.

Nếu con bạn muốn nói, hãy dừng việc đang làm và lắng nghe những gì con muốn nói. Bé cần biết rằng ý nghĩ, cảm xúc, niềm mong muốn, ý kiến của bé là quan trọng. Hãy giúp bé thấy yên tâm với cảm xúc của mình bằng việc nêu chúng ra. Hãy nói, “Mẹ hiểu con buồn vì vì không được về quê thăm ông bà.” Bằng cách ghi nhận cảm xúc của bé một cách không phê phán, bạn đã công nhận cảm xúc của bé và cho bé biết rằng bạn đánh giá cao những gì bé nói.

7.Tránh so sánh.

So sánh là một vệc làm mà các bé vô cùng ghét, những so sánh kiểu như “Sao con không học giỏi bằng bạn A?” hay “Sao con không ngoan như chị?” sẽ chỉ làm tăng sự xấu hổ, ghen tị, và cạnh tranh trong bé. Cho dù những so sánh tích cực, như “Con là người chơi giỏi nhất” cũng có thể có hại, vì bé có thể thấy khó khăn khi phải sống theo hình ảnh đó. Nếu bạn cho con biết bạn trân trọng chính bản thân con người bé, bé cũng sẽ tự biết trân trọng bản thân mình.

Cha mẹ hãy cùng con xây dựng tính tự tin để bé mạnh dạn, tự tin hưn trong cuộc sống.

 

Tin Liên Quan